Việc sử dụng phương tiện giao thông đường bộ đòi hỏi tài xế phải có giấy phép lái xe, đó là một trong những yêu cầu bắt buộc của pháp luật.
Tuy nhiên, việc không tuân thủ các quy định về giấy phép lái xe cũng như vi phạm liên quan đến nó là vấn đề thường gặp trong giao thông.
Để tăng cường việc tuân thủ quy định về giấy phép lái xe và cải thiện an toàn giao thông, nhiều quy định về mức phạt vi phạm liên quan đến giấy phép lái xe ô tô đã được điều chỉnh và ban hành mới nhất vào năm 2023.
Đồng thời, loại giấy tờ này cũng là cơ sở để đánh giá năng lực lái của chủ phương tiện. Năm 2023, nhiều quy định mới về Giấy phép lái xe đã chính thức có hiệu lực.
Những quy định mới về học bằng lái xe ô tô năm 2023
Năm 2023 là năm có những quy định chặt chẽ hơn trong việc học và thi bằng lái xe nhằm quản lý tốt hơn trong công tác an toàn giao thông hiện nay, cụ thể như sau:
Sử dụng thiết bị giám sát để quản lý việc học bằng lái xe
Khoản 12 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT đã có sự thay đổi về việc sử dụng thiết bị giám sát để học bằng lái xe. Theo đó, các đơn vị cần quản lý việc học bằng, ôn thi giấy phép lái xe B2 bằng thiết bị giám sát. Cụ thể như sau:
- Từ ngày 31/12/2021 các cơ sở đào tạo phải sử dụng phần mềm tiêu chuẩn để mô phỏng các tình huống giao thông trong đào tạo lái xe ô tô.
- Từ ngày 01/01/2022, các cơ sở đào tạo lái xe cần trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian, quãng đường học lái xe của học viên.
Thêm môn học thực hành trên cabin tập lái
Theo Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, kể từ ngày 01/07/2022, các cơ sở đào tạo lái xe cần tăng thêm môn học thực hành trên cabin tập lái để nâng cao tay lái của học viên trước khi thực chiến. Cụ thể, thời gian học lái xe ô tô của một học viên sẽ như sau:
- Đối với hạng xe B1, B2, C: 3 giờ
- Đối với đào tạo nâng hạng lái xe: 1 giờ.
Điều 13, Điều 14 của Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định cụ thể thời gian tham gia khóa học bằng lái xe của các học viên như sau:
- Số giờ học lái xe bao gồm thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.
- Số giờ học đạo đức, văn hoá giao thông bao gồm cả thời gian phần mềm mô phỏng tình huống giao thông.
- Số giờ thực hành trên xe tập lái gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin.
Sử dụng phần mềm mô phỏng sát hạch lái xe ô tô các hạng
Quy định tại khoản 12, điều 2 của Thông tư 01/2021/TT-BGTVT cho biết rằng, từ ngày 01/06/2022, người muốn thi bằng lái xe ô tô cần sử dụng thêm phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.
Phần mềm này bao gồm 120 bài tập mô phỏng đầy chân thực các tình huống giao thông nguy hiểm và cung cấp hướng xử lý phù hợp.
Thực hiện qua phần mềm mô phỏng này, học viên có thể ôn tập các tình huống chi tiết và thi thử sát hạch.
Điều này cũng tạo cơ hội cho học viên nhận diện và hoàn thiện kỹ năng lái xe cũng như xử lý tốt hơn khi tham gia giao thông.
Thay đổi trình tự công nhận kết quả thi bằng lái ô tô
Khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT đưa ra những thay đổi trong việc nhận kết quả lái xe, cụ thể như sau:
- Không đạt lý thuyết: Không được thi lái bằng phần mềm mô phỏng.
- Không đạt lái bằng phần mềm mô phỏng: Không được thi thực hành trong hình.
- Không đạt thi thực hành trong hình: Không được thi sát hạch lái xe trên đường.
- Đạt tất cả nội dung khác và không đạt nội dung lái xe trên đường: Được bảo lưu kết quả 1 năm.
- Đạt tất cả nội dung: Đỗ kỳ thi sát hạch lái xe và chờ cấp bằng.
Tăng mức phạt vi phạm liên quan đến giấy phép lái xe ô tô
Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt sửa đổi liên quan đến giấy phép lái xe. Theo đó, mức phạt được nâng lên nhằm tăng tính “răn đe”, đặc biệt với trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả, hết hạn, hoặc không thường xuyên mang theo khi di chuyển.
Mức phạt cụ thể như sau:
Đối với trường hợp điều khiển ô tô (bao gồm ô tô điện) và sử dụng giấy phép hết hạn:
- Phạt từ 5 – 7 triệu đồng nếu giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng.
- Phạt từ 10 -12 triệu đồng nếu giấy phép hết hạn từ 3 tháng trở lên.
Trước đây, Điểm c Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng giấy phép lái xe hết hạn dưới 6 tháng bị xử phạt hành chính từ 400.000 – 600.000 đồng. Với quy định mới này, mức phạt đã được tăng lên hơn 10 lần.
Đối với trường hợp không có, không mang giấy phép lái xe:
- Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện ô tô:
Không có giấy phép lái xe
Sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy phép lái xe nghi có tẩy xóa, thay đổi thông tin - Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với hành vi không mang giấy phép lái xe.
Việc tăng mức phạt vi phạm liên quan đến giấy phép lái xe sẽ giúp người điều khiển tuân thủ đúng quy định, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Để tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan đến bằng lái xe B2 và các bằng lái xe khác,LIÊN HỆ TRỰC TIẾP HOTLINE & (ZALO): 0902.585.786 – THẦY HƯNG.
Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn tourist với phương châm “DẠY LÁI XE LÀ DẠY HỌC VIÊN KỸ NĂNG LÁI AN TOÀN. KHÔNG ĐƠN GIẢN LÀ HỌC MẸO ĐỂ LẤY BẰNG” vì vậy chúng tôi luôn cam kết chất lượng tốt nhất và kỹ năng đảm bảo an toàn cho học viên.