Cách đổi mới và thủ tục cấp lại bằng lái xe, giấy phép lái xe bị mất năm 2023

Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ tùy thân không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam. Hiện nay, việc yêu cầu cấp lại bằng lái xe máy vì mất hoặc muốn đổi mới giấy phép vì quá cũ đã trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, để quá trình cấp lại bằng diễn ra nhanh chóng, đúng quy định pháp luật, người dùng cần phải hiểu rõ các thủ tục cấp lại bằng lái xe và thực hiện đúng các bước. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục cấp lại bằng lái xe máy bị mất, theo quy định mới nhất của năm 2023.

Có những loại giấy phép lái xe nào?

Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

  • Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  • Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
  • Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.

Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

  • Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
  • Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
  • Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
  • Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
  • Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

Thời hạn của giấy phép lái xe:

Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

  • Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
  • Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Thủ tục cấp lại bằng lái xe, giấy phép lái xe online tại nhà

Hiện tại, Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam đã chính thức cho phép đăng kí đổi mới giấy phép lái xe qua mạng internet. Các đối tường sử dụng gồm.

  • Dịch vụ công cấp độ 3 đổi GPLX: Áp dụng đối với người có Giấy phép lái xe do ngành GTVT quản lý, còn thời hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng.
  • Dịch vụ công cấp độ 4 cấp GPLX Quốc tế: Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có GPLX quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET, còn giá trị sử dụng.

Để thực hiện đăng kí đổi giấy phép lái xe, cấp bằng lái xe quốc tế, bạn truy cập vào trang website của Tổng cục đường bộ Việt Nam để tiến hành nhập thông tin:

https://dichvucong.gplx.gov.vn/faces/registration/home.xhtml

Thủ tục cấp lại bằng lái xe máy, ô tô bị mất không cần thi lại

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp lại GPLX .

Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người yêu cầu cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe như sau:

  • Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định
  • Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: CMND, CCCD, hộ chiếu (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần).

Lệ phí cấp lại GPLX: 135.000 đồng.

Bước 2. Tiến hành nộp hồ sơ cấp lại GPLX tại Sở Giao Thông Vận Tải hoặc Trung tâm dịch vụ Hành chính công cấp tỉnh, thành phố.

Lưu ý: Khi đến làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh, không phải mang theo ảnh chụp sẵn và và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Bước 3. Sau khi đã được tiếp nhận hồ sơ. Bạn sẽ được chụp ảnh để in lên GPLX chất liệu PET. Đóng 135.000 đồng lệ phí làm GPLX và biên nhận hồ sơ.

Bước 4. Hoàn thành. Bạn sẽ chờ hồ sơ xin cấp lại GPLX được xử lý trong vòng 60 ngày. Nếu GPLX cũ của bạn đang bị tạm giữ, bạn sẽ được gọi lên để đóng tiền phạt.

Bước 5: Nhận giấy phép lái xe cấp lại

Theo thời hạn trên giấy hẹn, người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.

Lưu ý: 

  • Thủ tục cấp lại GPLX cho mô tô, ô tô là giống nhau.
  • Nếu GPLX còn thời hạn, hoặc hết hạn dưới 3 tháng thì không cần thi lại.
  • Nếu GPLX hết hạn từ 3 – 12 tháng, bạn phải thi lại phần lý thuyết.
  • Nếu GPLX hết hạn trên 1 năm, bạn phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

*Tham khảo: Phí sát hạch lái xe cấp lại:

  • Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.
  • Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Các địa điểm nộp hồ sơ cấp lại bằng lái xe máy, ô tô bị mất

Tại TP.HCM, bạn có thể nộp tại các địa điểm sau:

  • 252 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3: Phòng quản lý sát hạch cấp GPLX.
  • 51/2 Thành Thái, Phường 14, Quận 10.
  • Số 8 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12.
  • 937 Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8.
  • 111 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhất, Quận Tân Phú: Trường dạy lái xe Tiến Bộ.

– Tại Hà Nội, bạn có thể nộp tại các địa điểm sau:

  • Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy.
  • Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông.
  • Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: Số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình.
  • Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: Đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên (trong Khu đô thị mới Việt Hưng).

Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về học và thi lái xe các hạng, hãy đến với:

Trường dạy lái xe ô tô SaigonTourist là một trong các trung tâm được Sở GTVT TPHCM cấp phép đủ điều kiện đào tạo lái xe.

Địa chỉ trường: 190 Nguyễn Thái Sơn, P. 4, Q. Gò Vấp, Tp.HCM

Trường dạy lái xe SaigonTourist cam kết NÓI ĐÚNG LỊCH THI, MỨC PHÍ RÕ RÀNG, NHẤT QUÁN VÀ ĐẢM BẢO KHÔNG PHÁT SINH PHÍ.

Mọi thông tin chi tiết về việc tư vấn hoặc đăng ký học Học bằng lái xe Ô tô B2, Học bằng lái xe Ô tô hạng C và Thi bằng lái xe máy A1, Quý khách hàng vui lòng liên hệ: HOTLINE & (ZALO): 0902.585.786 – THẦY HƯNG