Các khác biệt giữa bằng lái xe B2 và C là gì? Nên học bằng lái xe B2 hay C? Đây là câu hỏi của nhiều người chưa biết lái xe và muốn tham gia một khóa học lái xe ô tô.
Vậy nên học bằng lái xe B2 hay bằng C? Để có câu trả lời, trước hết chúng ta cùng phân biệt các loại bằng lái xe ô tô hiện hành theo luật giao thông đường bộ Việt Nam.
Bằng lái xe B2 là loại giấy phép lái xe phổ biến nhất cho các tài xế hiện nay. Với loại bằng này, người sở hữu được phép điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng <3500kg. Bằng lái xe ô tô hạng B2 được chia ra làm 2 loại nữa là bằng lái xe B2 thông thường và bằng lái xe B2 số tự động. Sự khác biệt giữa hai loại này là:
- Bằng lái xe B2 thông thường có thể điều khiển được tất cả các loại xe trong phạm vi của bằng lái xe B2, bao gồm cả xe số sàn (MT) và xe số tự động (AT).
- Bằng lái xe B2 số tự động chỉ được điều khiển xe số tự động.
Bằng lái xe C là giấy phép lái xe phổ biến thứ hai chỉ sau bằng B2. Với loại bằng này, người sở hữu được phép điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ người và có tải trọng >3500kg.
Vậy khác biệt giữa bằng B2 và bằng C nằm ở tải trọng của xe. Trong khi bằng lái xe B2 chỉ được lái xe có tải trọng <3500kg, bằng C có thể được quyền điều khiển xe có tải trọng >3500kg.
Sẽ có câu hỏi tại sao bằng B1 ít được phổ biến. Bằng lái xe B1 và B2 khác nhau như thế nào? Câu trả lời là bằng lái xe B1 chỉ được lái xe ô tô không kinh doanh vận tải, và có thời hạn chỉ 5 năm (nghĩa là không thể lái xe taxi hay grab, uber).
Còn bằng lái xe B2 lái được xe kinh doanh vận tải, và có thời hạn 10 năm. Chi phí chênh lệch để học hai loại bằng là không đáng kể.
Điều kiện để học bằng lái xe hạng B2 và C có gì khác?
Độ tuổi để đăng ký học bằng lái xe hạng B2 là 18 tuổi, trong khi đối với bằng lái xe hạng C là 21 tuổi. Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng B2 là 10 năm, trong khi bằng lái xe hạng C là 5 năm tối đa.
Như vậy, bạn đã hiểu sự khác biệt giữa các loại bằng lái và có thể chọn cho mình một khóa học lái xe phù hợp. Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa các loại bằng lái để bạn có thể lựa chọn đúng đắn:
Phân biệt bằng B2 và C, bằng lái xe số tự động và số sàn
Bằng lái: | B2 số sàn | B1 số tự động | Bằng C |
Điều khiển xe dưới 9 chỗ | Có | Có | Có |
Lái được cả xe số sàn | Có | Không | Có |
Tuổi học bằng lái | 18 | 18 | 21 |
Thời hạn: | 10 năm | Không thời hạn | 05 năm |
Thời gian học | 03 tháng | 05 tháng | 05 tháng |
Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi người, họ có thể chọn cho mình một khóa học lái xe phù hợp. Tổng kết lại câu hỏi nên học bằng lái xe B2 hay C, ta có những điểm sau:
- Bằng lái xe ô tô hạng B2 phù hợp với đa số tài xế hiện nay. Với thời gian học nhanh, thời hạn dài, phù hợp với nhu cầu lái xe cơ bản, không lái xe tải kinh doanh.
- Bằng lái xe ô tô hạng B2 số tự động phù hợp với số ít hơn, chủ yếu là những người chỉ lái xe số tự động (vì bằng lái này không thể điều khiển xe số sàn), và phù hợp với đối tượng chỉ lái xe trong gia đình, ít khi sử dụng xe của người khác. Ưu điểm của bằng lái xe B2 là dễ học (do xe số tự động lái dễ hơn xe số sàn), nhược điểm là chỉ có thể lái được xe số sàn. Tuy nhiên, trong tương lai, bằng lái xe B2 số tự động sẽ rất phổ biến kèm với việc sử dụng xe số tự động. Hiện nay, nhiều mẫu xe mới như Honda City, Mazda CX5, CRV, Mazda 3, Camry 2017… chỉ có phiên bản số tự động.
- Bằng lái xe ô tô hạng C phù hợp hơn với đối tượng lái xe tải hạng nặng, lái xe để phục vụ mục đích kinh doanh. Bằng lái xe hạng C được điều khiển nhiều loại xe hơn và phù hợp hơn với việc chạy xe để kinh doanh dịch vụ vận tải.
Vậy bằng lái xe hạng D, E là gì? Tại sao không thể học lái xe bằng D và E?
Lý do mà bạn chỉ có thể học bằng lái xe hạng B2 và C là do bằng lái xe hạng D, E đòi hỏi phải có kinh nghiệm lái xe và độ tuổi cao. Bằng lái xe hạng D/E chỉ dành cho người lái xe trên 9 chỗ, trên 16 chỗ, vì vậy rất khó để đạt được.
Người muốn có giấy phép lái xe hạng D trở lên phải có bằng B2 hoặc C trước đó và phải có đủ kinh nghiệm lái xe và số km lái xe an toàn mới có thể đăng ký nâng hạng bằng lái.
Việc nên học bằng lái xe hạng B2 hay C, học lái xe B2 số tự động hay B2 số sàn – phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng người.
Hy vọng sau bài viết này, chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau của các loại giấy phép lái xe ô tô hiện hành, từ đó có thể lựa chọn đúng đắn khi tham gia học lái xe ô tô. Chúc các bạn có một khóa học lái xe ô tô bổ ích và lái xe an toàn.